Eucalyptol còn được biết đến dưới các tên gọi như 1,8-cineol, 1,8-cineole, limonen oxit, cajeputol, 1,8-epoxy-p-menthan, 1,8-oxido-p-menthan, eucalyptole, 1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2,2,2]octan, cineol, cineole.
Năm 1870, F.S. Cloez đã nhận dạng và gán tên gọi eucalyptol cho thành phần chủ đạo của Tinh dầu bạch đàn, tên gọi tập hợp chung cho các loại tinh dầu từ các loài bạch đàn thuộc chi Eucalyptus, không nên bị nhầm lẫn với hợp chất hóa học eucalyptol.
Eucalyptol chiếm tới 90% trong tinh dầu của một số loại sản phẩm có cùng chi bạch đàn, có thể chiết suất Eucalyptol với độ tinh khiết từ 99,6 tới 99,8% bằng cách chưng cất phân đoạn số lượng lớn. Eucalyptol được tìm thấy trong long não, nguyệt quế, ngải cứu, húng quế, hương thảo, xô thơm và một số loài thực vật với lá có hương thơm khác.
Mặc dù có thể được sử dụng trong thực phẩm và y tế. Nhưng eucalyptol là có gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng liều lượng cao hơn thông thường.
Do có mùi thơm và vị hăng dễ chịu, eucalyptol được sử dụng trong các chất tạo mùi, tạo vị và trong mỹ phẩm. Ví dụ như Cineol nguồn gốc tinh dầu bạc hà được sử dụng để tạo hương vị ở mức thấp (0,002%) trong nhiều loại sản phẩm, như các sản phẩm nướng, bánh kẹo, thịt và đồ uống
Eucalyptol là thành phần trong nhiều loại nước súc miệng và thuốc ho.
Tuy nhiên, eucalyptol là một trong nhiều hợp chất hấp dẫn các con đực của nhiều loài ong lan (Euglossini).
Nguồn: