Nến thơm tinh dầu là một loại hình nghệ thuật được hình thành vào khoảng năm 200 sau công nguyên. Nó đã thăng hoa trở thành một văn hóa phổ biến đến ngày nay. Hãy cùng trải nghiệm loại hình nghệ thuật cổ xưa này bằng cách làm nến thơm tinh dầu DIY với BJSC nhé.
Nến thơm tinh dầu
Chúng thực sự rất dễ làm, có vẻ đẹp lung linh, mùi hương quyến rũ… và Nến thơm tinh dầu luôn sẵn sàng là những món quà tuyệt vời cho người thân và bạn bè của bạn. Hãy thực hiện các bước sau để làm nên những lọ nến thơm tinh dầu DIY tuyệt đẹp tại nhà mở rộng hơn bạn có thể là chuyên gia trong lĩnh vực này đấy. Các bước làm nến thơm tinh dầu:
Bước 1 – Chuẩn bị sáp để làm nến thơm tinh dầu
Có rất nhiều loại sáp để chon lựa làm nến. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng nó sẽ có những đặc tính riêng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số loại tiêu biểu để quý khách lựa chọn nhé.
Đứng đầu danh sach là parafin. Đây là loại sáp truyền thống được dùng để làm nến và phổ biến nhất hiện nay. Đặc tính của nó là dễ sử dụng, dễ tạo hình, nhiệt độ nóng chảy thấp, pha được nhiều màu. Rất phù hợp cho người mới bắt đầu. Trên thị trường có 2 loại phổ biến đó là SEMI PARAFIN và FULLY PARAFIN. Nhược điểm của loại sáp này là co ngót nhiều sau khi nguội, do đó phải sử phụ gia hoặc kết hợp với các loại sáp khác.
Semi Parafin (Wax 50-55) chỉ dùng đổ nến cốc, mềm. Sáp này nhiều dầu, trơn nhớt, bở.
Thứ hai, sáp đậu nành đang bắt đầu trở nên phổ biến hơn cũng ở đặc tính dễ sử dụng. Loại sáp này được chiết suất từ đậu nành. Nó khá thận thiện với môi trường và có thể tái chế được. Ngoài ra, sáp đậu nành còn có ưu điểm hơn các loại sáp khác đó là cháy chậm. Do đó, ưu ái dành cho sản phẩm này cũng không phải là ít. Vì đặc tính này nó cũng có giá cao hơn những loại sáp còn lại và khó dùng màu hơn.
Nhược điểm duy nhất của loại sáp làm nến thơm tinh dầu này là khó chọn mùi phù hợp với đậu nành. Vì bản thân nó có mùi riêng.
Thứ ba, có thể nói đây là loại sáp được dùng lâu đời nhất – Sáp ong tự nhiên. Nó có tính chất thanh lọc không khí. Tuy nhiên, nó không duy trì được mùi hương cũng như màu sắc tốt cho nến thơm tinh dầu. Nhược điểm nó duy trì ngọn lửa, giá cao. Cũng có nhiều loại tinh dầu có hiệu quả với sap ong, nhưng bản thân nó cũng có mùi hương dễ chịu của riêng nó. Thông thường người ta dùng sáp ong làm phụ gia cho 2 loại trên để tránh bọt khí trong quá trình đổ khuôn thay cho phụ gia Vybar. Để dùng sap ong hiệu quả nên:
Dùng tim bấc to vì sáp khó cháy;
Pha với các loại sáp mềm hơn như Parafin và sáp Đậu Nành. Tỉ lệ sáp pha nhiều tỉ lệ thuận với khả năng cháy của nến.
Ngoài ra, còn có các sáp khác dùng để làm nến thơm tinh dầu. Như loại dùng đổ nến ly cốc, Không đổ khuôn vì dính khuôn, lấy ra vỡ sáp.
Sáp gel hay còn gọi là sáp rau câu loại này là sự kết hợp của Parafin + bột nhựa/cao su. Loại này có nhược điểm để lâu, dầu rỉ trên bề mặt và dây tim/bấc sẽ bị nghiêng ngả. Sáp gel giữ mùi kém, khiến mùi nhanh bay hơi. Không phù hợp làm nến thơm. Ngoài ra, nến thường phực lửa khi gần hết gây nguy hiểm cho xung quanh.
Sáp cọ Palm Wax,
Sáp bơ thực vật.
Cuối cùng, bạn cũng có thể dùng lại nến cũ đã đốt hoặc đã dùng. Đây là cách tốt để tái chế sáp. Nấu chúng cũng đơn giản hơn khi bắt đầu với những nguyên liệu thô ở trên.
Chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng làm nến thơm tinh dầu
Danh sách nguyên liệu và vật dụng làm nến bạn cần chuẩn bị để làm nến thơm tinh dầu:
Giấy báo, thớt hoặc vải cũ để bảo vệ khu vực làm nến
Nước xà phòng ấm phòng khi bị đổ
Vậy bạn nên chọn loại sáp nào để làm nến thơm tinh dầu?
Chọn loại phù hợp với bạn. B.J.S.C nhận thấy loại nào cũng được trong các loại trên. Tùy thuộc vào sở thích của bạn. Ngoài ra, để hạn chế các nhược điểm của mỗi loại bạn có thể kết hợp và tạo thành một công thức nến thơm cho riêng mình. Đây cũng là bí kíp thành công của nhiều shop làm nến thơm tinh dầu.
Với 500g sáp parafin tạo ra tương đương 600ml sáp nóng chảy. 500g sáp đậu nành tạo ra tương đương 530ml sáp nóng chảy. 500g sáp ong tạo ra tương đương 500ml sáp khi được nung chảy. Hãy chuẩn bị đầy đủ khuôn, tim, tinh dầu nguyên chất và các loại màu yêu thích để bắt đầu nhé!
Chọn các loại tinh dầu thiên nhiên nguyên chất, với vài gợi ý sau:
Danh sách gợi ý các loại tinh dầu nguyên chất làm nến thơm
Bước 2: Nấu nến thơm tinh dầu
Đây là công đoạn chính trong quá trình thực hiện gia công sản xuất sản phẩm. Thành bại thường nằm trong công đoạn này, sau khi bạn đã lựa chọn cho mình những điều tốt nhất.
Lựa chọn khu vực làm nến
Với một suy nghĩ thông thường chút ta thường ít quan tâm đến điều này nhưng “cẩn tắc vô ưu”. Người xưa thì cũng đã có có “địa lợi”, nếu bạn chọn một vị trí đẹp thuận lợi và chuyên dụng để làm nến thì còn gì bằng. Nhưng chúng ta đang làm nó tại nhà, và đây cũng là một chất dễ cháy. Do đó, nếu làm nến ở nhà chúng ta thực hiện như sau:
Chọn nơi thoáng mát, không có gió lùa, tránh xa những vật dễ cháy;
Bạn nên lót giấy sáp, hoặc khăn tắm và giẻ ở nơi bạn sẽ làm nến.
Chuẩn bị nước xà phòng ấm phòng khi rơi đổ.
Nấu sáp
Chưng cách thủy nung chảy sáp
Chuẩn bị một nồi nước và đun sôi. Cần lưu ý chọn nồi vừa đủ lớn để có thể đặt được một chiếc nồi/cốc nhỏ hơn vào; bạn sẽ dùng một chiếc nồi/cốc nhỏ để nung chảy sáp trong nồi hấp cách thủy tạm thời.
Cắt sáp ra thành những miếng nhỏ hoặc hột lựu, mục đích để sáp nóng chạy nhanh hơn. Sáp cũng sẽ tan chảy đều hơn khi bạn dùng những miếng nhỏ.
Cho sáp cát nhỏ vào cốc chịu nhiệt nhỏ. Đặt cốc bên trong nồi để làm nồi hấp cách thủy tạm thời. Lưu ý: Bạn không nên nung sáp trực tiếp trên lửa, nếu không chúng sẽ cháy hoặc chảy đi mất. Bật lửa lớn để nước sôi. Nước sôi sẽ làm tan chảy sáp từ từ. Lưu ý rằng sáp có thể khó chùi rửa–vì vậy bạn nên mua nồi chịu nhiệt rẻ tiền để có thể dùng riêng cho việc làm nến.
Dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của sáp. Bạn có thể mua nhiệt kế cho kẹo hoặc nến ở cửa hàng dụng cụ nhà bếp hoặc cửa hàng thủ công. Nếu không có nhiệt kế cho kẹo, bạn cũng có thể dùng nhiệt kế cho thịt. Nên nhớ rằng sáp khó có thể rửa sạch.
Nhiệt độ nóng chảy của parafin khoảng 50 – 60°C.
Nhiệt độ nóng sáp đậu nành khoảng 77 – 82°C.
Nhiệt độ nóng sáp ong khoảng 63°C. Bạn có thể nung đcao hơn một chút, khoảng 79°C.
Nhiệt độ nóng sáp cũ khoảng 85°C. Dùng kẹp gắp bấc nến cũ ra.
Thêm màu. Màu thực phẩm và màu thông thường sẽ không hiệu quả khi dùng cho nến. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy màu chuyên dụng dùng cho nến. Cho từng ít màu và khấy đều cho đến khi đạt được màu sắc như ý.
Đổ khuôn nến thơm tinh dầu
Công đoạn đổ sáp đã nấu vào khuôn
Bạn có thể dùng lon, lọ thủy tinh, tách trà cũ, bất kỳ loại khuôn nào có thể chịu nhiệt. Khuôn bằng lon kim loại thường là lựa chọn an toàn nhất. Nhưng bạn có thể dùng bất kỳ loại khuôn nào tùy thích, miễn là chúng có thể chịu được nhiệt. Đặt bấc vào giữa khuôn, nhớ cố định đầu bấc nhé! Bằng cách cột đầu còn lại vào một cái que bạn cũng có thể ngay chiếc bút chì bút bi, hay dụng cụ kẹp tim bấc để tăng sự chuyên nghiệp. Đảm bảo sợi bấc được treo thẳng xuống chính giữa khuôn. Đặt khuôn vào chỗ đã chuẩn bị ở trên.
Tiến hành đổ sáp đã nung chảy vào khuôn. Lưu ý, bạn đổ từ từ nhé để sáp không tràn ra ngoài. Không được lấy bấc ra khỏi khuôn và đổ lượng sáp cho phù hợp. Sáp Ong sẽ co ngót lại một chút đấy nhé.
Giờ thì đợi sản phẩm của mình thành hình thôi. Cách tốt nhất làm nguội sáp là để trong vòng 24 tiếng nếu có thể.
Thời gian nguội của nến từ sáp parafin là 24h;
Thời gian nguội của nến từ sáp đậu nành là 4h-5h;
Thời gian nguội của nến từ sáp ong 5h, nhưng để qua đêm là tốt nhất.
Thời gian nguội của nến từ sáp nến cũ, chỉ cần vài giờ.
Nến thơm tinh dầu đã nguội bạn cắt bớt phần bấc chỉ chừa lại khoảng 1cm. Việc này sẽ giúp duy trì ngọn lửa, vì sợi bấc dài sẽ gây ra lửa quá lớn.
Và giờ thắp nến và tận hưởng thành quả của mình thôi nào.
Hãy làm điều mình muốn và truyền cảm hứng đến cho người khác
Những lưu ý khi làm nến thơm tinh dầu DIY:
Sáp nóng chảy có thể là nguy cơ gây cháy. Cần canh chừng khi sáp còn nóng. Nên cẩn thận khi xử lý sáp nóng chảy.